Thực tập và những mối lo, lời chia sẻ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thực tập và những mối lo, lời chia sẻ
Hôm nay tui mạn phép admin mở topic nhỏ này để mọi người trong lớp có chỗ chia sẽ thông tin, lời khuyên và tất cả nhưững gì liên quan đến vấn đề nóng hổi " thực tập" của K34 tf12. Hy vọng topic này sẽ giúp ích cho mọi người.
Kỳ thực tập là một cơ hội để các bạn va chạm với các công việc thực tế, mang những kiến thức mình đã học áp dụng vào thực tế và cuối cùng là record lại những điều đó bằng Báo cáo thực tập. Bài dưới này nói về những điểm “-” cũng như những gì mà các bạn sinh viên năm cuối cần cẩn thận trong thời gian này.
Phần 1: Chuyện thực tập.
1. Thực tập = Báo cáo thực tập.
Tuy nhiên thường thì dân ta hay đi tắt đón đầu nên chỉ quan tâm đến làm sao để có được cái Báo cáo thực tập. Vì vậy mà các bạn sinh viên thường đơn giản hóa những công đoạn này bằng cách lên mạng, hỏi thăm để xin/mua các báo cáo thực tập về nhà. Mục đích là đủ 5 điểm thế là xong, sau đó tìm đại ai, công ty nào đó đóng dấu cộp 1 phát. Xét ở một khía cạnh nào đó, hành động này cũng một phần xuất phát từ lý do một số bạn không tìm được một công ty nhận thực tập nên phải làm theo cách này. Hoặc một số bạn không biết phải làm báo cáo như thế nào, nội dung gì nên cũng tìm mua để tham khảo một phần cấu trúc rồi tham khảo 100% luôn.
Điểm tốt của vấn đề này là bạn có thể tận dụng thời gian đi làm thêm, đủ thứ, không nhọc công mà vẫn qua được vòng này. Tuy nhiên hãy thử hình dung một ngày nọ khi đi phỏng vấn nhận việc, khi phỏng vấn viên hỏi đến những vấn đề như Khả năng áp dụng những gì đã học vào thực tế hay Bạn đã có kinh nghiệm thực tế gì, nghiên cứu gì trong thời gian thực tập. Bạn có đủ tự tin để trả lời câu hỏi này không?
2. Thực tập = Nhìn, hỏi, viết
Thực tế nhiều công ty không chú trọng đến vai trò của sinh viên thực tập. Vì vậy họ thường nhận sinh viên thực tập theo các kiểu: Gởi gắm, do cam kết với nhà trường… nên sinh viên cũng được cấp một chỗ ngồi, giới hạn số lần lên công ty trong một tuần và công việc chỉ đơn giản là ngồi nhìn, hỏi và viết, vô cùng chán. Bạn ạ, đây là những lầm tưởng của bạn khi đi thực tập rồi, “Nhìn-hỏi-viết” là cách nghiên cứu thông thường của bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy gỡ bỏ tâm trạng chán nản vì “không được giao việc gì làm” thay vào đó là tận dụng trí tưởng tượng, khả năng phân tích và logic để hỏi nhiều hơn để gia tăng mức độ tham gia của mình vào hệ thống, từ đó bạn sẽ có những kiến thứ thực tế vô cùng tuyệt vời.
3. Người hướng dẫn thực tập = gắn kết trong việc công lẫn tư.
Không biết số lượng này ở thực tế có nhiều không, nhưng mình đã thấy… 4 ca như thế rồi. Đặc điểm chung trong trường hợp này thường xảy ra ở các công ty nhỏ, mới thành lập, người ít. Người hướng dẫn thực tập cho bạn lâu lâu lại thả vài câu: “Hôm nay chị đi công tác, sang nhà chị làm việc đi” và sau đó là “Nhân tiện em ở chơi với mấy đứa nhỏ giúp chị”. Hoặc là “Nhà em ở xa quá, em sang đây ở với chị” Nhưng sau đó là : “ Sáng đưa mấy đứa nhỏ đi học luôn nhé”. Đặc điểm chung của sinh viên mình là dễ thương người và vì cảm kích người hướng dẫn thực tập đã quá chăm chút cho mình nên mình cũng giúp luôn gọi là có qua có lại.
Trong trường hợp này, hãy tỉnh táo. Thực tập cũng như một hợp đồng có qua có lại, bạn được hướng dẫn và thông qua bài báo cáo của mình, bạn sẽ “add value” vào trong hệ thống của công ty chứ không phải là “add value”cá nhân.
4. Thực tập công ty A++
Vấn đề lại nằm ở người hướng dẫn, khi bạn thực tập ở công ty A, nhưng người hướng dẫn của bạn muốn bạn mở rộng kiến thức hay đủ thứ khác nên yêu cầu bạn làm một số công việc không nằm trong phạm vi hay để tài thực tập. Tuy nhiên việc này mất rất nhiều thời gian và tâm trí của bạn. 100% sinh viên thực tập chấp nhận chuyện này bởi vì đơn giản thôi, bạn có cơ hội được làm rất nhiều thứ và có thêm kiến thức của khá nhiều thứ khác mặc dù bạn đang phải làm việc không công.
Cái gì cũng có cái giá của nó, nhưng trước khi nhận thêm việc hãy tỉnh táo xem xét việc này có đúng với những gì bạn cần không, việc này có nằm trong quyền hạn/trách nhiệm của bạn không. Đừng biến thành con sâu việc, làm quần quật từ 8am – 12am hay có khi là 2am. Tốn tiền xăng mỗi ngày chục cây, tiền túi làm đủ thứ mà cái bạn nhận lại thì không bao nhiêu.
5. Sinh viên thực tập = Nhân công giá rẻ
Đây là ước mơ lớn của sinh viên nhà mình. Khi một công ty nào đó có dự án, không có ngân sách thêm nhân lực thì việc tuyển sinh viên thực tập là thượng sách. Và với sinh viên năm cuối đó cũng là cơ hội béo bở. Vừa được làm việc, vừa có tiền hỗ trợ và vừa có đây đủ số liệu để làm báo cáo thực tập.
Tuy nhiên khi thực hiện hợp đồng béo bở này hãy cẩn thận đừng để công việc chiếm hết thời gian của mình và cũng đừng để đến phút cuối công ty trở mặt không cho bạn số liệu này nọ hay không cho viết số liệu này nọ nhé.
Như vậy xét cho cùng, phương án giải quyết của các vấn đề trên đó là: Khi thực tập bạn hãy xác định rõ:
1. Bạn sẽ tìm hiểu về vấn đề nào.
2. Để tìm hiểu vấn đề đó bạn sẽ làm những công việc gì (để tập trung vào nó, và bớt thời gian cho những công việc “tìm hiểu thêm” khác).
3. Bạn sẽ có những lợi ích gì và sẽ “cống hiến” cho công ty ở mức nào.
4. Cái này quan trọng nè: bạn sẽ được thâm nhập vào business, thông tin của công ty ở mức nào.
5. Và quan trọng là hãy tìm hiểu xem ai là người hướng dẫn cho bạn, ai là người giám sát của bạn và ai là người có quyết định duyệt báo cáo thực tập của bạn ở công ty.
Nhưng tốt nhất vẫn là trở thành nhân viên chính thức của công ty nào đó và vừa làm vừa viết báo cáo. Nhưng nên nhớ là bạn còn một kỳ học tốt nghiệp hoặc kỳ bảo vệ luận án tốt nghiệp nên hãy thỏa thuận từ đầu với nhà tuyển dụng về những buổi vắng mặt ở công ty cho việc học.
Kỳ thực tập là một cơ hội để các bạn va chạm với các công việc thực tế, mang những kiến thức mình đã học áp dụng vào thực tế và cuối cùng là record lại những điều đó bằng Báo cáo thực tập. Bài dưới này nói về những điểm “-” cũng như những gì mà các bạn sinh viên năm cuối cần cẩn thận trong thời gian này.
Phần 1: Chuyện thực tập.
1. Thực tập = Báo cáo thực tập.
Tuy nhiên thường thì dân ta hay đi tắt đón đầu nên chỉ quan tâm đến làm sao để có được cái Báo cáo thực tập. Vì vậy mà các bạn sinh viên thường đơn giản hóa những công đoạn này bằng cách lên mạng, hỏi thăm để xin/mua các báo cáo thực tập về nhà. Mục đích là đủ 5 điểm thế là xong, sau đó tìm đại ai, công ty nào đó đóng dấu cộp 1 phát. Xét ở một khía cạnh nào đó, hành động này cũng một phần xuất phát từ lý do một số bạn không tìm được một công ty nhận thực tập nên phải làm theo cách này. Hoặc một số bạn không biết phải làm báo cáo như thế nào, nội dung gì nên cũng tìm mua để tham khảo một phần cấu trúc rồi tham khảo 100% luôn.
Điểm tốt của vấn đề này là bạn có thể tận dụng thời gian đi làm thêm, đủ thứ, không nhọc công mà vẫn qua được vòng này. Tuy nhiên hãy thử hình dung một ngày nọ khi đi phỏng vấn nhận việc, khi phỏng vấn viên hỏi đến những vấn đề như Khả năng áp dụng những gì đã học vào thực tế hay Bạn đã có kinh nghiệm thực tế gì, nghiên cứu gì trong thời gian thực tập. Bạn có đủ tự tin để trả lời câu hỏi này không?
2. Thực tập = Nhìn, hỏi, viết
Thực tế nhiều công ty không chú trọng đến vai trò của sinh viên thực tập. Vì vậy họ thường nhận sinh viên thực tập theo các kiểu: Gởi gắm, do cam kết với nhà trường… nên sinh viên cũng được cấp một chỗ ngồi, giới hạn số lần lên công ty trong một tuần và công việc chỉ đơn giản là ngồi nhìn, hỏi và viết, vô cùng chán. Bạn ạ, đây là những lầm tưởng của bạn khi đi thực tập rồi, “Nhìn-hỏi-viết” là cách nghiên cứu thông thường của bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy gỡ bỏ tâm trạng chán nản vì “không được giao việc gì làm” thay vào đó là tận dụng trí tưởng tượng, khả năng phân tích và logic để hỏi nhiều hơn để gia tăng mức độ tham gia của mình vào hệ thống, từ đó bạn sẽ có những kiến thứ thực tế vô cùng tuyệt vời.
3. Người hướng dẫn thực tập = gắn kết trong việc công lẫn tư.
Không biết số lượng này ở thực tế có nhiều không, nhưng mình đã thấy… 4 ca như thế rồi. Đặc điểm chung trong trường hợp này thường xảy ra ở các công ty nhỏ, mới thành lập, người ít. Người hướng dẫn thực tập cho bạn lâu lâu lại thả vài câu: “Hôm nay chị đi công tác, sang nhà chị làm việc đi” và sau đó là “Nhân tiện em ở chơi với mấy đứa nhỏ giúp chị”. Hoặc là “Nhà em ở xa quá, em sang đây ở với chị” Nhưng sau đó là : “ Sáng đưa mấy đứa nhỏ đi học luôn nhé”. Đặc điểm chung của sinh viên mình là dễ thương người và vì cảm kích người hướng dẫn thực tập đã quá chăm chút cho mình nên mình cũng giúp luôn gọi là có qua có lại.
Trong trường hợp này, hãy tỉnh táo. Thực tập cũng như một hợp đồng có qua có lại, bạn được hướng dẫn và thông qua bài báo cáo của mình, bạn sẽ “add value” vào trong hệ thống của công ty chứ không phải là “add value”cá nhân.
4. Thực tập công ty A++
Vấn đề lại nằm ở người hướng dẫn, khi bạn thực tập ở công ty A, nhưng người hướng dẫn của bạn muốn bạn mở rộng kiến thức hay đủ thứ khác nên yêu cầu bạn làm một số công việc không nằm trong phạm vi hay để tài thực tập. Tuy nhiên việc này mất rất nhiều thời gian và tâm trí của bạn. 100% sinh viên thực tập chấp nhận chuyện này bởi vì đơn giản thôi, bạn có cơ hội được làm rất nhiều thứ và có thêm kiến thức của khá nhiều thứ khác mặc dù bạn đang phải làm việc không công.
Cái gì cũng có cái giá của nó, nhưng trước khi nhận thêm việc hãy tỉnh táo xem xét việc này có đúng với những gì bạn cần không, việc này có nằm trong quyền hạn/trách nhiệm của bạn không. Đừng biến thành con sâu việc, làm quần quật từ 8am – 12am hay có khi là 2am. Tốn tiền xăng mỗi ngày chục cây, tiền túi làm đủ thứ mà cái bạn nhận lại thì không bao nhiêu.
5. Sinh viên thực tập = Nhân công giá rẻ
Đây là ước mơ lớn của sinh viên nhà mình. Khi một công ty nào đó có dự án, không có ngân sách thêm nhân lực thì việc tuyển sinh viên thực tập là thượng sách. Và với sinh viên năm cuối đó cũng là cơ hội béo bở. Vừa được làm việc, vừa có tiền hỗ trợ và vừa có đây đủ số liệu để làm báo cáo thực tập.
Tuy nhiên khi thực hiện hợp đồng béo bở này hãy cẩn thận đừng để công việc chiếm hết thời gian của mình và cũng đừng để đến phút cuối công ty trở mặt không cho bạn số liệu này nọ hay không cho viết số liệu này nọ nhé.
Như vậy xét cho cùng, phương án giải quyết của các vấn đề trên đó là: Khi thực tập bạn hãy xác định rõ:
1. Bạn sẽ tìm hiểu về vấn đề nào.
2. Để tìm hiểu vấn đề đó bạn sẽ làm những công việc gì (để tập trung vào nó, và bớt thời gian cho những công việc “tìm hiểu thêm” khác).
3. Bạn sẽ có những lợi ích gì và sẽ “cống hiến” cho công ty ở mức nào.
4. Cái này quan trọng nè: bạn sẽ được thâm nhập vào business, thông tin của công ty ở mức nào.
5. Và quan trọng là hãy tìm hiểu xem ai là người hướng dẫn cho bạn, ai là người giám sát của bạn và ai là người có quyết định duyệt báo cáo thực tập của bạn ở công ty.
Nhưng tốt nhất vẫn là trở thành nhân viên chính thức của công ty nào đó và vừa làm vừa viết báo cáo. Nhưng nên nhớ là bạn còn một kỳ học tốt nghiệp hoặc kỳ bảo vệ luận án tốt nghiệp nên hãy thỏa thuận từ đầu với nhà tuyển dụng về những buổi vắng mặt ở công ty cho việc học.
youngoldman- Tổng số bài gửi : 15
Join date : 05/11/2010
Age : 33
Đến từ : Lâm Đồng
Similar topics
» AAA tuyển SV thực tập
» thực tập Mekong Bank
» thông tin tuyển dụng thực tập-new
» Thực Trạng Forward - Nhóm Tú Anh
» thực trạng option Vàng nhóm Huu
» thực tập Mekong Bank
» thông tin tuyển dụng thực tập-new
» Thực Trạng Forward - Nhóm Tú Anh
» thực trạng option Vàng nhóm Huu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết